Web3.0 là gì? Hiểu ngay trong 3 phút

0
110

Web3.0 là gì?

Web 3.0 là thế hệ thứ ba của internet. Đó là tương lai về một Internet thông minh không máy chủ bao gồm những web phi tập trung kết nối với nhau. Một mạng Internet nơi người dùng được toàn quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và những thông tin cá nhân hoá của chính họ.

Web3.0 hiện đang được xem là xu hướng mới trong thị trường Crypto. Các dự án ứng dụng công nghệ Web3.0 được đánh giá cao về tiềm năng phát triển, thu hút sự quan tâm của cộng đồng và các quỹ đầu tư.

Để hiểu về Web3.0, cùng điểm qua khái niệm về Web1.0 và Web 2.0:

Web1.0 (Read-Only Web)

Web1.0 là những website cung cấp thông tin một chiều, bạn chỉ có thể tiêu thụ những thông tin và thiết lập có sẵn mà không thể phản hồi hay tương tác.

Ví dụ: Wikipedia.

Web2.0 (Read-Write Web)

Web2.0 là những website có khả năng tương tác giữa người dùng và website. Bạn có thể đăng ký tài khoản, bình luận, đăng tải nội dung,… Các thông tin này được lưu trữ tập trung trên hệ thống dữ liệu của chủ nhân website.

Ví dụ: Diễn đàn (nơi cho phép mọi người đăng nội dung và bình luận); Mạng xã hội (nơi cho phép mọi người tự định danh bằng tài khoản cá nhân, và tương tác với những người dùng khác); hoặc đa số những trang web phổ biến hiện nay như Google, Facebook, Twitter,… nơi mọi dữ liệu được lưu trữ tập trung trên máy chủ của nhà sáng lập.

Web3.0 (Read-Write-Own Web)

Web3.0 là mạng lưới lưu trữ nhiều trang web mở được kết nối với nhau. Dữ liệu trên hệ thống web3.0 được lưu trữ một cách phi tập trung nhờ tích hợp với công nghệ Blockchain. Mọi người dùng sử dụng Web3.0 sẽ toàn quyền làm chủ dữ liệu của mình mà không bị phụ thuộc vào bên trung gian nào.

Ví dụ: Một mạng lưới giao dịch tiền tệ hoàn toàn lưu trữ trên Blockchain, thanh toán bằng tiền điện tử, và người dùng không cần công khai danh tính. Bạn mua hàng ở Amazon, thanh toán bằng ví Metamask, sử dụng đồng ETH và hoàn toàn ẩn danh.

Đặc điểm nổi bật của Web3.0

Đột phá lớn nhất của Web3.0 so với Web2.0 là, dữ liệu tại Web3.0 sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung và không có máy chủ. Đây là một bước tiến vượt bậc so với thế hệ internet Web2.0 hiện tại, nơi dữ liệu chủ yếu được lưu trữ trong các kho lưu trữ tập trung. Theo đó, Web3.0 có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ phi tập trung mà không có bất cứ máy chủ nào. Không có cá nhân nào là trung gian sở hữu và kiểm soát dữ liệu. Điều này mang tới tính bảo mật và quyền riêng tư cao, tăng cường tính cá nhân hoá cho người dùng và mang tới quyền làm chủ dữ liệu phân tán cho tất cả mọi người.
  • Thiết lập trên mã nguồn mở. Ai cũng có thể tiếp cận được mà không cần cấp phép.
  • Toàn bộ dữ liệu web đều được lưu trữ trên blockchain. Dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi và không thể bị xoá hay bị phá huỷ.
  • Người dùng có quyền kiểm soát, sử dụng dữ liệu và bản quyền của dữ liệu.

Một số điểm hạn chế của Web3.0

  • Tốc độ chậm: Do cần xác thực giữa tất cả các nút blockchain, Web3.0 xử lý thông tin với tốc độ khá chậm.
  • Nhiều dữ liệu rác: Do dữ liệu tồn tại trên Blockchain vĩnh viễn nên chúng khiến blockchain ngày càng chứa dung lượng khổng lồ hơn.
  • Khó tiếp cận với người dùng mới: Người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về công nghệ Blockchain để có thể sử dụng.

Một số nền tảng Web3.0 phổ biến

  • Polkadot (DOT):

Polkadot (DOT) là một công nghệ đa chuỗi (Multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng. Cho phép các Blockchain kết nối với nhau và chia sẻ dữ liệu để tạo thành một Network phi tập trung. Polkadot tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới. Polkadot là một dự án mã nguồn mở và bất cứ ai cũng có thể tự do đóng góp cho sự phát triển của nền tảng này.

  • NEAR Protocol (NEAR):

NEAR Protocol là một mạng lưới blockchain phi tập trung được tạo ra để hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung (DApp) một cách dễ dàng và duy trì chúng ngay cả khi họ mở rộng quy mô lên hàng triệu người dùng. NEAR Protocol hoạt động theo cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) và sử dụng giải pháp mở rộng quy mô đặc biệt được gọi là Nightshade, nhằm tạo ra một nền tảng có khả năng mở rộng cao và chi phí thấp.

  • Chainlink (LINK):

Chainlink là một mạng lưới Oracle phi tập trung đóng vai trò là phần mềm trung gian giữa các hợp đồng thông minh và các nguồn dữ liệu bên ngoài, cho phép các hợp đồng thông minh truy cập an toàn vào nguồn cấp dữ liệu ngoài chuỗi. Chainlink mang đến sự kết nối giữa Smart Contract và dữ liệu bên ngoài Blockchain.

  • Filecoin (FIL):

Filecoin là nền tảng phi tập trung kết nối giữa người cần lưu trữ/trích xuất dữ liệu và người cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu. Mục đích của Filecoin là trở thành mạng lưới lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Không giống như các công ty lưu trữ đám mây như Amazon Web Services hoặc Cloudflare, vốn dễ gặp các vấn đề về tập trung, Filecoin tận dụng bản chất phi tập trung của mình để bảo vệ tính toàn vẹn của vị trí dữ liệu, giúp dữ liệu dễ dàng truy xuất và khó kiểm duyệt. Filecoin cũng có thể cung cấp dịch vụ lưu trữ file cho các nền tảng phi tập trung khác.

Cùng nhiều dự án Web3.0 tiềm năng khác như: Helium (HNT), Kusama (KSM), IoTeX (IOTX), Marlin (POND),…